ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Năng lượng truyền thống đang ngày càng cạn kiệt và thay thế vào đó là nguồn năng lượng tái tạo. Nguồn năng lượng tái tạo có rất nhiều dạng khác nhau như: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng gió, năng lượng sinh khối,... Mỗi loại năng lượng tái tạo sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu đặc điểm của chúng ngay trong bài viết này nhé.
 

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

1. Năng lượng mặt trời

Ưu điểm:
  • Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đặc biệt là nguồn năng lượng vô tận.
  • Đây là nguồn năng lượng đầy hứa hẹn vì chi phí thực hiện sẽ tiếp tục giảm và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.
Nhược điểm:
  •  Năng lượng mặt trời bị giới hạn phụ thuộc vào thời tiết trong ngày, chúng chỉ hoạt động được vào ban ngày.
  •  Để có được nguồn điện lớn cần phải đặt các tấm pin mặt trời ở khu vực rộng lớn.
  •  Các tấm pin mặt trời rất dễ hư hỏng và nếu không được xử lý đúng cách sẽ tạo ra nguồn rác thải vô cùng độc hại.

Tìm hiểu thêm: ĐÈN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI PHƯƠNG NAM CHUẨN KHÁNG NƯỚC IP67

2. Năng lượng gió

Ưu điểm: 
  • Năng lượng gió là nguồn năng lượng vô tận, thân thiện với môi trường xung quanh.
  • Tạo ra nguồn năng lượng từ tua bin gió ít chiếm diện tích và không gian hơn nên vùng đất xung quanh sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
  • Khi kết hợp năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ tạo ra được nguồn năng lượng ổn định và bền vững.
  • Năng lượng gió có ở mọi nơi kể cả ở miền núi, hải đảo, nông thôn.
Nhược điểm: 
  • Chi phí đầu tư lớn.
  • Hiệu suất sản xuất điện thấp.
  • Khi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

3. Năng lượng thủy điện

Ưu điêm: 
  •  Năng lượng thủy điện là nguồn năng lượng sạch.
  •  Tạo ra được nguồn năng lượng lớn để đáp ứng cho nhu cầu an ninh năng lượng và góp phần lớn trong công cuộc phòng chống lũ lụt cho vùng hạ lưu, kinh tế vùng núi được thúc đấy phát triển mạnh.
Nhược điểm: 
  •  Khai thác thủy điện sẽ làm mất rừng, mất diện tích đất canh tác, thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy ở các lưu vực sông, nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất sẽ mất đi...
  • Người dân buộc phải di dời và nhường đất lại cho các công trình nên sẽ xuất hiện tình trạng tái định cư.

4. Năng lượng sinh học

Nguồn năng lượng sinh học là năng lượng được tạo ra từ các nguồn như gỗ, rác thải động vật, các sản phẩm nông nghiệp.
Ưu điểm: 
  • Qúa trình phát triển các loại cây trồng để tăng lượng sinh học có tác dụng làm giảm mức độ carbon dioxide và giúp tạo ra lượng oxy đáng kể cho môi trường, đặc biệt sẽ giúp làm giảm sự nóng lên của trái đất.
  • Qúa trình tạo ra năng lượng sinh học từ chất thải sẽ giúp loại bỏ hiệu quả các bãi rác thải vì chúng đã được sử dụng để làm năng lượng.
Nhược điểm: 
  • Chi phí xây dựng công trình khai thác năng lượng khá lớn.
  • Nhà máy sinh học tạo ra mùi khó chịu cho môi trường xung quanh.
Từ các ưu điểm và nhược điểm của các dạng năng lượng tái tạo trên đã cho ta thấy rằng việc phát triển năng lượng tái tạo sẽ gặp tương đối nhiều khó khăn. Để có thể loại bỏ được những nhược điểm đó chúng ta cần phải nghiên cứu và tiếp cận các công nghệ mới để đưa nguồn năng lượng tái tạo trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính trong tương lai.