TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam đang ngày càng xuất hiện nhiều để thay thế năng lượng hóa thạch. Việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo này gặp phải rất nhiều khó khăn và trở ngại đòi hỏi chính phủ phải tìm ra phương án khai thác hiệu quả nhất.
 
Nếu tiếp cận được nguồn năng lượng đáng tin cậy sẽ giúp giảm thiểu được lượng chi phí rất lớn, đây sẽ là yếu tố quan trọng để kinh tế được tăng trưởng 1 cách bền vững. Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu đã được đặt ra trong thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu sẽ phụ thuộc nhiều vào lộ trình phát triển của nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. 
 
Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng vô tận và chúng có khả năng bổ sung 1 cách tự nhiên. Năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,... khi khai thác không ảnh hưởng đến môi trường, thân thiện với môi trường.
 
Tài nguyên tái tạo bao gồm năng lượng gió, thác nước, sức nóng của trái đất, sinh khối, dòng hải lưu, sóng,... Qúa trình chuyển đổi năng lượng tự nhiên thành năng lượng tái tạo bằng cách sử dụng các thiết bị kỹ thuật chuyển đổi năng lượng. Có nhiều khái niệm cho rằng năng lượng tái tạo là năng lượng sạch nhưng điều này chưa chính xác. Năng lượng sạch là năng lượng không gây ra hiệu ứng nhà kính và không gây ô nhiễm môi trường. Còn năng lượng tái tạo là tác nhân gây ra vấn đề này, mặc dù có nhiều hạn chế. Năng lượng sạch là năng lượng tái tạo, nhưng năng lượng tái tạo không phải là năng lượng sạch.
 
Cho đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam, nhiệt điện than và thủy điện đang là 2 nguồn năng lượng chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất điện. Theo Bộ Công Thương, giai đoạn 2011-2020, xét đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu và định hướng phát triển năng lượng tái tạo. Tổng số giờ năng cao lên đến hơn 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình hằng năm vào khoảng 230-250 kcal/cm2 theo hướng tăng dần về phía nam, đây chính là điều kiện tốt nhất để phát triển năng lượng mặt trời. 
Việt Nam hiện đang phát triển thành công rất nhiều dự án năng lượng mặt trời với hơn 100 dự án đã được ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tổng công suất hiện tại của các nhà máy điện năng lượng đưa vào vận hành xấp xỉ 6.000MW, chủ yếu được tập trung ở các tỉnh miền nam, cụ thể là các tỉnh Nam Trung Bộ. Ninh Thuận và Bình Thuận là 2 tỉnh tập trung nhiều dự án và chiếm đến hơn 42%. Năng lượng mặt trời được rất nhiều người dân và các doanh nghiệp quan tâm.
Với đường biển dài hơn 3.200km cùng tốc độ gió trung bình ở Biển Đông Việt Nam hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, năng lượng gió ở Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn nhất là ở các vùng Tây Nguyên, miền trung và các đảo.
Tính cho đến nay, có chín nhà máy điện gió đang vận hành với tổng công suất 304,6MW, trong đó trang trại điện gió có công suất lớn nhất là trang trại điện gió Bạc Liêu với gần 100MW, nhỏ nhất là nhà máy điện gió Phú Qúy( Bình Thuận), còn lại là 7 nhà máy điện gió có quy mô công suất nhỏ dưới 50MW.
Điện gió mặc dù đang phát triển nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại về pháp lý và kỹ thuật, nhân lực và nguồn kinh phí. Các doanh nghiệp ít đầu tư vào điện gió là do giá mua điện còn quá thấp trong khi đó chi phí kết nối mạng điện khá cao.
Ngoài năng lượng mặt trời, năng lượng gió thì năng lượng sinh khối cũng là một dạng năng lượng tái tạo được biết đến nhiều tại Việt Nam. Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về năng lượng sinh khối vì là một nước phát triển nông nghiệp, rác thải đô thị và các chất thải hưu cơ khác. Nhưng nguồn nguyên liệu đủ lớn để phát điện là bã mía tại các nhà máy đường